UA-190121131-1

............ CÁCH NUÔI BABA CẢNH ..........

 

via GIPHY

 

THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN

  •  THỨC ĂN

Thức ăn cho ba ba cảnh chủ yếu là thức ăn động vật (sống hoặc đã chết, nhưng nên là thức ăn tươi) và nên tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn của từng địa phương. Khi nuôi ở vùng ven biền nên cho ba ba ăn tôm vụn, cá tạp, moi, don, dắt… Nuôi ở vùng ven sông nên cho ba ba ăn cá tạp, hến, giun, ếch, nhái… Vùng chiêm trũng có nhiều lợi thế về cá tạp, ốc, cua, tôm, tép… Vùng trung du, miền núi có thể cho ba ba ăn giun đất, ốc sên… ở vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn có thể tận dụng cho ba ba ăn phế thải của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất, giun đất hoặc các loại cá vụn rẻ tiền…

Ngoài ra baba cảnh ăn gì ?  nếu có điều kiện có thể cho ba ba ăn thêm các loại thức ăn như cá khô, tép khô… nhưng phải là loại nhạt.

Thức ăn ưa thích từ nhỏ đến khi trưởng thành của ba ba cảnh là những thức ăn động vật như cá, tôm, cua nhỏ và các loại động vật phế thải. Vì vậy muốn nuôi ba ba lớn nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao người nuôi ba ba phải chủ động tạo ra đủ các loại thức ăn cho ba ba bằng nhiều cách khác nhau: thu mua cóc, nhái; gây thêm ốc trong ao ruộng để chủ động có thức ăn nuôi ba ba; dùng phân lợn, phân gà để nuôi giun đất (ba ba rất thích ăn giun đất); phối chế đạm động vật (cá, tép), đạm thực vật (đậu tương) nắm lại thành viên; tận dụng các loại phế thải lò mổ, lòng trâu, bò, lợn và các gia súc gia cầm chết làm thức ăn cho ba ba…

  •  HÀM LƯỢNG THỨC ĂN VÀ CÁCH CHO BaBa Cảnh Ăn

  • thức ăn cho baba cảnh

 

  •  

Lượng thức ăn hàng ngày cho ba ba ăn được tính bằng 3- 5% khối lượng ba ba nuôi trong ao. Những ngày thời tiết mát mẻ, ba ba ăn khoẻ hơn, lượng thức ăn có thể tăng đến 5%. Những ngày trời nắng nóng, lượng thức ăn có thể giảm xuống còn 2- 3%. Cần lưu ý vào mùa đông khi trời rét kéo dài, nhiệt độ nước xuống thấp, ba ba sẽ không ăn.

Trước khi cho ba ba ăn, thức ăn phải được rửa sạch. Nếu thức ăn ươn hôi, phải được nấu chín. Khi ba ba còn nhỏ, thức ăn phải được băm, thái vụn cho phù hợp cỡ miệng ba ba. Không được cho ba ba ăn thức ăn mặn. Mỗi ngày cho ba ba ăn 2 lần ở những vị trí cố định trong ao, bể. Hàng ngày phải theo dõi sức ăn của ba ba để điều chỉnh lượng thức ăn, không để ba ba bị đói nhưng cũng không để ăn thừa. Để dễ kiểm tra nên thả thức ăn vào mẹt hoặc nia treo ngập trong nước 20- 30cm; mỗi khi cho ăn kéo mẹt, nia lên để kiểm tra.  Mỗi lần thay nước bị tác động mạnh ba ba có thể bỏ ăn 2- 3 ngày vì vậy điều quan trọng nhất trong nuôi ba ba thịt là phải tạo được sự yên tĩnh tuyệt đối- ngay cả trong thao tác ném thức ăn và vớt bớt bèo, khi thấy bèo đã phát triển quá dầy và chật.

Chi phí về thức ăn để nuôi ba ba là khá lớn vì vậy người nuôi cần tìm các biện pháp thích hợp để vừa đảm bảo số lượng, chất lượng thức ăn vừa giảm nhẹ chi phí về thức ăn một cách hợp lý nhất. Từ tháng 4 đến tháng 11 là thời gian ba ba sinh trưởng mạnh nhất trong năm vì thế cần có cho ba ba ăn đầy đủ để chúng lớn nhanh và liên tục, đến cuối năm mới có thể thu hoạch ba ba đạt qui cỡ và cho sản lượng cao nhất.

Qua thực nghiệm ở cơ sở nghiên cứu và thực tiễn sản xuất cho thấy để tăng trọng được 1kg thịt ba ba cần phải cho ăn 10- 16 kg cá, tép hoặc 25- 27 kg ốc

 

Baba cảnh

 

 

PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH Ở BABA 

 

thuốc trị bệnh baba cảnh

 

 

  • BỆNH NGỘ ĐỘC NƯỚC

Nguyên nhân do nước nuôi của ba ba lâu ngày không được thay các chất bẩn ở dưới đáy bùn sinh ra các chất khí đọc NH , CO2 gây ngộ độc cho ba ba.

Triệu chứng : Khi ba ba nhiễm bệnh khi dùng kính lúp soi sẽ phát hiện vùng bụng , chân trước và sau bị xung huyết sưng đỏ , bị rữa nát nếu bị nặng , diềm mai bị rách hình răng cưa.

Phòng và điều trị : Người nuôi cần lập tức bắt ba ba con ra chậu mớ , khử trùng đáy bể nuôi và thay nước sạch vào bể rồi mới thả ba ba vào . Lên lịch thay nước bể nuôi thường xuyên tránh tình trạng nước ao nuôi bị bẩn khiến ba ba bị nhiễm bệnh.

  • BỆNH VỀ ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Do thức ăn của ba ba không được sạch ,bị ươn , thối không đảm bảo vệ sinh . Do đó , người nuôi khi chọn thức ăn cho ba ba cảnh nên chọn thức ăn sạch , còn tươi không bị bốc mùi ươn thối và đảm bảo vệ sinh . Nếu ba ba không ăn hết hãy thu hết phần thức ăn thừa bỏ đi tránh để lại bể nuôi ba ba giống.

  • BỆNH SƯNG CỔ Ở BABA

Do virus gây ra cho ba ba khiến cổ ba ba sưng không thể rụt cổ vào trong mai . Người nuôi cần trộn thuốc Tetracycline , Chlorocid hoặc Sunfamid vào thức ăn của ba ba trong 3 ngày liên tiếp.

  • CẢM LẠNH

Do  ba ba rất dễ bị cảm lạnh nếu nhiệt độ quá thấp nhất là vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp. Do đó người nuôi cần đảm bảo môi trường sống của chúng có nhiệt độ trung bình ấm, hạn chế đặt bể nuôi ba ba cảnh nơi có gió lùa, nước mưa hắt vào nên đặt tại nhưng nơi ấm áp, có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

Mua BaBa Cảnh Giá Rẻ ở Đâu ? 

- Thì hiện nay trại và vựa baba sài gòn có cung cấp baba giống nuôi với nhiều mục đích cho người tiêu dùng : 

 

 

➡️ Chuyên Cung Cấp hàng giống BaBa Trơn Nam Bộ các loại :